Kế hoạch Chuyển đổi số phường Phước Hưng năm 2023 (ban hành kèm theo Quyết định số 174/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2023 của UBND phường Phước Hưng)
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH.
Căn cứ Quyết định số 2207/QĐ-UBND ngày 6/8/2021 của UBND tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Nghị
Quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số, đô thị thông minh gắn
với cải cách hành chính; Kế hoạch số 77-KH/TUBR ngày 12/11/2021 của Thànhủy Bà Ria về việc thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 28/5/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về chuyển đổi số, đô thị thông minh gắn
với cải cách hành chính;
Căn cứ Quyết định số 4167/QĐ-UBND ngày 27/11/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phê duyệt Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 588/QĐ-UBND ngày 22/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 20/4/2023 của UBND thành phố về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
trên địa bàn thành phố Bà Rịa giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ vào nhiệm vụ triển khai thực hiện chuyển đổi số theo Quyết định
số 8134/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 của UBND thành phố Bà Rịa về ban hành
kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị
Quyết 02-NQ/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi số, đô thị thông minh gắn với cải
cách hành chính.
II. MỤC TIÊU.
- Ứng dụng công nghệ số và dữ liệu số để cải tiến, thay đổi quy trình tác nghiệp của cơ quan nhà nước nhằm đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, đáp ứng yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp, người dân với cơ quan nhà nước. Lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính quyền điện tử; đảm bảo công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, nhanh hơn, thuận lợi hơn, đảm bảo người dân có thể tiếp cận, sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi dựa trên nhiều phương tiện khác nhau; người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn phường đáp ứng các chỉ tiêu về chuyển đổi số do tỉnh, thành phố đề ra trong năm 2023.
Một số chỉ tiêu quan trọng năm 2023:
1. Phát triển hạ tầng số, nền tảng số.
- Duy trì mạng nội bộ và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cơ quan Nhà nước với tốc độ cao, an toàn, bảo mật, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đảm bảo.
- Sử dụng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
- 100% cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách sử dụng trợ lý ảo, khai thác dữ liệu từ Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh (IOC) qua tài khoản được cấp.
- 100% phản ánh, kiến nghị của người dân tiếp nhận trên hệ thống phản ánh hiện trường được xử lý đúng tiến độ, kịp thời.
2. Phát triển chính quyền số.
- Phấn đấu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được nộp và xử lý trực tuyến; 80% dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hẹn đạt 95%; Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
- 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
- Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100%.
3. Phát triển kinh tế số.
- 80% hộ sản xuất nông nghiệp đủ điều kiện đảm bảo các tiêu chí có tài khoản gian hàng trên sàn thương mại điện tử; 100% sản phẩm có giấy chứng nhận OCOP của tỉnh được đưa lên sàn thương mại điện tử VoSo và Postmart.
- 100% cơ sở giáo dục; các cơ sở y tế; các đơn vị cung cấp dịch vụ: điện, nước, viễn thông, truyền hình trả tiền chấp nhận và triển khai thanh toán, thu cước, phí theo hình thức không dùng tiền mặt.
4. Mục tiêu phát triển xã hội số.
100% trường học các cấp (tiểu học, trung học cơ sở) triển khai ký số trên học bạ điện tử.
5. An toàn, an ninh mạng.
- 100% máy tính được cài đặt các chương trình phòng, chống virus.
- Trang thông tin điện tử có giải pháp hiệu quả chống lại các tấn công gây mất an toàn thông tin và có phương án dự phòng khắc phục sự cố, bảo đảm hoạt động liên tục ở mức tối đa.
- 100% giao dịch trên hệ thống thông tin Giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh được xác thực điện tử.
- Thực hiện xác định cấp độ an toàn thông tin và có phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Thực hiện kiểm tra định kỳ, đánh giá hàng năm về mức độ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tuyên truyền, phổ biến về trách nhiệm và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin khi tham gia ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan quản lý nhà nước.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH.
1. Nhận thức số.
- Thay đổi nhận thức về chuyển đổi số của người đứng đầu.
- Xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023.
- Tham gia vào kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia (Zalo) để cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác.
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số trên báo chí và phương tiện truyền thông đại chúng, truyền thanh cơ sở.
- Tìm kiếm những sáng kiến, cách làm, mô hình điển hình về chuyển đổi số của cơ quan nhà nước, của doanh nghiệp, của người dân để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng.
- Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tham gia các Hội nghị, Hội thảo chuyên đề về chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng số, chuyển đổi số cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn phường.
2. Thể chế số.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 03/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về nâng cao tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến; công bố, công khai Danh mục dịch vụ công trực tuyến trong nội bộ các cơ quan nhà nước phải thực hiện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến, không tiếp nhận và giải quyết bằng hình thức trực tiếp.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; khuyến khích người dân và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ Chính quyền số.
3. Hạ tầng số.
- Duy trì kết nối các hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng được triển khai trên địa bàn tỉnh; hệ thống Hội nghị trực tuyến.
- Duy trì, kết nối hệ thống mạng, đường truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh; bảo đảm an toàn thông tin cho các cơ sở dữ liệu, các phần mềm, ứng dụng dùng chung khi sử dụng trên hệ thống đường truyền này.
4. Nền tảng số.
Phối hợp triển khai các nền tảng từ Trung ương như: Nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử quốc gia (NIXA) và các nền tảng khác theo Danh mục nền tảng phục vụ chuyển đổi số quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và hướng dẫn.
5. Dữ liệu số.
Phối hợp hoàn thành xây dựng Kho dữ liệu số của tỉnh, hình thành hệ sinh thái dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính quyền số, phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.
6. Nhân lực số.
- Phối hợp triển khai Nền tảng học trực tuyến mở trong bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách là đội ngũ nòng cốt về chuyển đổi số của đơn vị.
- Cử thành viên tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng số cho cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách của phường do tỉnh, thành phố tổ chức.
- Phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống; người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tạo ra giá trị thiết thực cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Cử thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng tham gia đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số, kỹ năng số để trực tiếp triển khai công tác chuyển đổi số đến từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
7. An toàn thông tin mạng.
- Duy trì hệ thống phòng, chống và diệt virus tại đơn vị.
- Xây dựng, tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân.
- Cử cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu do tỉnh triển khai; các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về an toàn thông tin cho đối tượng chuyên trách công nghệ thông tin, an toàn thông tin.
8. Chính quyền số.
- Đẩy mạnh việc chuyển đổi quản lý nhà nước từ hình thức thủ công (giấy) sang hình thức quản lý dựa trên các ứng dụng, phần mềm và dữ liệu.
- Phối hợp duy trì Hệ thống thông tin Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh đảm bảo việc liên thông 03 cấp và đáp ứng các tiêu chí theo quy định của Chính phủ, của tỉnh.
- Duy trì hoạt động cổng thông tin điện tử phường, đảm bảo cập nhật thông tin đầy đủ, tuân thủ Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
- Duy trì, hoàn thiện, nâng cấp các phần mềm, hệ thống thông tin hiện có của tỉnh: Thư điện tử công vụ; Hệ thống thông tin Báo cáo; phần mềm Lấy ý kiến của tỉnh...
9. Phát triển kinh tế số.
- Thúc đẩy phát triển không dùng tiền mặt trên địa bàn phường, trước tiên là đối với cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng các chương trình khuyến khích ứng dụng các giải pháp thanh toán trực tuyến trong xã hội; nâng cao tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử.
- Phối hợp triển khai nhiệm vụ nhằm thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn phường.
- Thúc đẩy thương mại điện tử, thương mại số, đặc biệt là thương mại điện tử vùng nông thôn, đưa bà con nông dân buôn bán, cung cấp hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử.
10. Phát triển xã hội số.
- Triển khai phổ cập danh tính điện tử cho người dân dựa trên Hệ thống định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư.
- Triển khai ký số trên học bạ điện tử cho các trường học trên địa bàn phường.
IV. GIẢI PHÁP.
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp.
- Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức cho người dân, doanh nghiệp về Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số.
- Ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính phủ số; Ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp;
- Tổ chức phổ cập kỹ năng số cho người dân, hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ số của cơ quan nhà nước thông qua các hoạt động xã hội hóa.
2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.
- Phối hợp doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công (thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội, ứng dụng của doanh nghiệp);
- Tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số;...
V. DANH MỤC CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI.
(Chi tiết như Phụ lục)
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số phường.
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số tại UBND phường. Chỉ đạo công tác phối hợp giữa các ngành để các nhiệm vụ về chuyển đổi số có yêu cầu phối hợp hoạt động của nhiều ngành được triển khai đồng bộ, thống nhất.
- Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyển đối số gắn với các nội dung cải cách hành chính để thúc đẩy cải cách hành chính, góp phần làm tăng hiệu quả quản lý, điều hành của phường.
2. Công chức Văn phòng - Thống kê.
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, theo dõi, đôn đốc ngành liên quan triển khai thực hiện; tổ chức xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả việc triển khai Chương trình cải cách hành chính với Kế hoạch này; tổ chức giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số của phường và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân phường.
3. Công chức Văn hóa - Xã hội.
Phối hợp với Công chức Văn phòng - Thống kê theo dõi, hướng
dẫn và đôn đốc các ngành trong quá trình triển khai thực hiện.
4. Công chức Tài chính - Kế toán.
Cân đối, bố trí ngân sách hàng năm cho nhiệm vụ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước, bố trí kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên lĩnh vực công nghệ thông tin của phường.
5. Công chức Văn phòng - Thống kê phụ trách công tác Tổ chức - Thi đua khen thưởng.
Đưa nội dung hoàn thành các tiêu chí Chuyển đổi số vào nội dung chấm điểm thi đua năm 2023.
6. Các ngành thuộc UBND phường.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành, có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023.
Định kỳ báo cáo kết quả về UBND phường (thông qua Công chức Văn phòng - Thống kê): báo cáo tháng trước ngày 8 hàng tháng, báo cáo năm trước ngày 08/12/2023 để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn phường Phước Hưng. Đề nghị các ngành nghiêm túc triển khai thực hiện, trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo về UBND phường (Công chức Văn phòng - Thống kê) để tổng hợp, trình Ban Chỉ đạo chuyển đổi số phường xem xét, điều chỉnh.